Câu điều kiện loại 3 nằm trong chuỗi bài học về câu điều kiện mà bạn cần phải nắm chắc để không bị nhầm lẫn với các loại còn lại. Để giúp bạn học nắm vững kiến thức, Làm chủ tiếng Anh chia sẻ cùng bạn kiến thức tổng quát về câu điều kiện loại 3 và cách sử dụng chính xác.
Câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng để diễn tả một hành động sự việc không có thực trong quá khứ. Nắm chắc cách sử dụng dạng câu điều kiện này sẽ giúp bạn tránh được việc mất điểm đáng tiếc trong bài thi.
Khi sử dụng dạng câu điều kiện loại 3, thời gian ở cả hai mệnh đề đều nằm ở quá khứ. Tình huống được đưa ra là một giả thuyết trong quá khứ.
Cấu trúc câu điều kiện loại ba
Câu khẳng định:
Cấu trúc với động từ thường:
If + S + had + PP, S + would/ could/ should + have + PP
Cấu trúc với động từ to be:
If + S + had + been + O, S + would/ could/ should + have + PP
Câu phủ định:
Cấu trúc với động từ thường:
If + S + had + not + PP, S + would/ could/ should + have + PP
Cấu trúc với động từ to be:
If + S + hadn’t + been + O, S + would/ could/ should + have + PP
Một số lưu ý với câu trúc câu điều kiện dạng ba:
- PP là phân từ hai của động từ chính trong câu, PP thường được thêm -ed cuối câu hoặc ở dạng bất quy tắc và phải tra cứu theo cột 2 trong bảng động từ bất quy tắc.
Trong câu có thể kèm với tân ngữ hoặc không
- Mệnh đề điều kiện có thể đứng trước hoặc đứng ngay sau mệnh đề chính trong câu.
Ví dụ:
– If I had known she were coming, I would have met her at the cinema.
(Nếu tôi biết cô ấy cũng đến thì tôi đã gặp cô ấy ở rạp chiếu phim rồi.)
– If he hadn’t reminded me, I might have forgotten about the book
(Nếu anh ấy không nhắc, có lẽ tôi đã quên mất về cuốn sách đó rồi.)
Cách sử dụng
- Câu điều kiện loại 3 được sử dụng để diễn tả một hành động, sự việc đã không xảy ra trong quá khứ. Khi sử dụng dạng câu này, người nói thường mang theo hàm ý tiếc nuối vì sự việc không xảy ra. Mệnh đề điều kiện thể hiện giả thuyết mà hành động, sự việc trong mệnh đề chính có thể xảy ra được.
Ví dụ: If I had seen her then, I would have invited her to dinner
(Nếu tôi nhìn thấy cô ấy ở đó, tôi đã mời cô ấy bữa tối)
- Câu điều kiện còn được sử dụng để diễn tả một hành động, sự việc đã có thể xảy ra nhưng với thái độ không chắc chắn. Sử dụng trợ từ “might” để diễn tả hành động trong mệnh đề chính với trường hợp này.
Ví dụ: If I had studied better, I might passed the final exam.
(Nếu tôi học hành chăm chỉ hơn, tôi đã có thể vượt qua bài thi cuối cùng)
- Dùng câu điều kiện để diễn tả một hành động, sự việc được nhắc đến trong mệnh đề chính, có thể xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện được nhắc đến xảy ra. Sử dụng could để diễn tả trong trường hợp này.
Ví dụ: If I had enough money, I could have bought the new phone.
(Nếu tôi có đủ tiền, tôi đã có thể mua điện thoại.)
Biến thể với câu điều kiện
Một số trường hợp sau đây cũng được coi là câu điều kiện loại ba bởi chúng là dạng biến thể của cấu trúc ban đầu. Cụ thể:
- Mệnh đề điều kiện đưa ra một giả thuyết trong quá khứ nhưng kết quả được nhắc đến trong mệnh đề chính chưa được hoàn thành. Nói cách khác, mệnh đề điều kiện ở thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề chính thuộc thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Cấu trúc câu:
If + S + had + PP, S + would + had + been + V-ing
Ví dụ: If the weather had been better, I’d have been going camping with my best friend (Nếu thời tiết tốt hơn, tôi đã đang đi cắm trại với bạn thân của mình)
+ Biến thể của câu điều kiện loại III nếu giả thuyết được nhắc đến trong quá khứ hoàn thành và kết quả có ảnh hưởng đến hiện tại. Biến thể này còn được gọi là câu điều kiện hỗn hợp để phân biệt với ba dạng câu điều kiện cơ bản.
Cấu trúc:
If + S + had + PP, S + would + V (nguyên thể)
Ví dụ: If I had eaten breakfast, I would feel hungry now (Nếu tôi ăn sáng hôm nay, tôi sẽ không cảm thấy đói bây giờ)
- Tổng hợp -